PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS KIẾN QUỐC
Video hướng dẫn Đăng nhập

PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG

TRƯỜNG THCS KIẾN QUỐC

Số:    01/2010/CLPT-THCS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kiến Quốc,, ngày 05 tháng 9  năm 2010

 

 

CHIẾN LƯỢC

Phát triển nhà trường giai đoạn 2010 - 2015

và tầm nhìn đến năm 2020.

 


 

Trường THCS Kiến Quốc huyện Ninh Giang được thành lập từ tháng 9 năm 1962 . Lúc đầu trường có tên: Trường phổ thông nông nghiệp Kiến Quốc.

      Năm 1989 theo quyết định của UBND huyện Ninh Thanh được tách ra thành trường cấp 2 Kiến Quốc rồi đổi tên thành trường THCS Kiến Quốc. Trường được xây dựng trên địa bàn thôn Cúc Thị, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang. Ra đời trong  thời điểm nền giáo dục nước nhà có nhiều chuyển biến, trên chặng đường phát triển đầy thử thách khó khăn nhưng cũng có rất nhiều thuận lợi. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành. Nhà trường đã, đang và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và các em học sinh xã nhà

          Trải qua hơn năm mươi năm xây dựng và phát triển, trường THCS Kiến Quốc ngày càng khẳng định vị trí của mình: Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày được nâng lên. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010 – 2015 tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp cơ bản trong quá trình vận động xây dựng và phát triển của nhà trường đồng thời đây cũng là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hiệu trưởng, Ban giám hiệu, của Hội đồng nhà trường cũng như các hoạt động của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.

          Việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010 – 2015 tầm nhìn 2020 nói riêng và kế hoạch chiến lược phát triển của các nhà trường trong toàn ngành nói chung có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện đổi mới quản lý giáo dục trong các nhà trường góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đào tạo nước nhà giai đoạn 2011 – 2020. Cùng với các nhà trường xây dựng ngành giáo dục & đào tạo tỉnh Hải Dương phát triển ổn định, chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của đất nước và hội nhập quốc tế.

Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm  2020, nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Kiến Quốc là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện cụ thể hoá Nghị quyết đại hội Đảng các cấp về đổi mới và phát triển giáo dục phổ thông. Mục đích xây dựng văn bản kế hoạch chiến lượng trường THCS Kiến Quốc nhằm định hướng cho sự phát triển một cách nhanh chóng cũng như bền vững về chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đó là: Đức - Trí - Thể - Mĩ, bên cạnh đó phát huy được giá trị truyền thống của nhà trường.

 

I. CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

1. Cơ sở pháp lý để xây dựng chiến lược:

Luật giáo dục năm 2005 được Quốc hội chỉnh sửa và bổ sung năm 2009;

Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT với hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2020 như:

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng( khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2020;

Kết luận số 242- TB/TW của Bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 ( khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, ngày 15 tháng 4 năm 2009;

 Nghị quyết về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015, ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007;

Nghị quyết Đại hội đại biểu huyện Ninh Giang lần thứ XXIII;

Nghị quyết Đảng bộ xã Kiến Quốc lần thứ 24, nhiệm kỳ 2010 - 2015;

2.  Phân tích bối cảnh và thực trạng nhà trường trong giai đoạn hiện nay

2.1. Môi trường bên trong

2.1.1. Điểm mạnh

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân viên nhà trường: 25 đồng chí trong đó: BGH: 2, giáo viên: 19, nhân viên: 4. Đội ngũ giáo viên đảm bảo cơ cấu, có đầy đủ các môn. Đội ngũ giáo viên cơ bản trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn 100% đạt chuẩn và trên chuẩn 18/25 = 72%; Hàng năm có 02 giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên. Tập thể đoàn kết, nhiệt tình, tận tuỵ với công việc, cùng nhau đưa nhà trường đi lên.

- Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, tay nghề khá đồng đều, chất lượng bộ môn nâng cao, đạo đức sư phạm tốt.

- Công tác quản lí của Ban Giám hiệu trường đều có kế hoạch thực hiện của từng thành viên theo năm, tháng, tuần cụ thể; được triển khai, tổ chức thực hiện, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời theo từng giai đoạn. Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên,  nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Học sinh ngày càng đi vào nề nếp tốt, chất lượng học tập ngày càng đi lên.

- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ về các phòng học, thư viện, thiết bị. Khuôn viên trường đảm bảo điều kiện cho công tác dạy, học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

- Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng chính quyền địa phương và được sự ủng hộ nhiệt tình của Hội cha mẹ học sinh.

- Chất lượng học sinh năm học 2010 - 2011:

 

Giỏi (Tốt)

Khá

TB

Yếu

Kém

Ghi chú

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

 

Học lực

25

8,5

105

35,7

128

43,6

36

12,2

0

0,0

 

Hạnh kiểm

210

71,4

71

24,2

13

4,4

0

0,0

 

 

 

- HS lớp 9 tổng số 74 em, tốt nghiệp THCS 73/74 (98,6%.)

- Tỷ lệ HS lên lớp khối 6,7,8 là: 95.1% .

- Thi nghề PT: 74 em, tỷ lệ đạt 100% (Khá, giỏi là 85.5%)

- Số học sinh thi vào THPT được xếp thứ 10/29 trong huyện xếp thứ 97/273 trường trong tỉnh.

- Cơ sở vật chất: Tổng diện tích khuôn viên trường 4727 m2

+ Phòng học: 9

+ Phòng thực hành bộ môn: 03

+ Khối phòng hành chính: có văn phòng, phòng hiệu trưởng, phòng y tế học đường.

- Thành tích chính: Đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục huyện Ninh Giang, được học sinh và phụ huynh học sinh tin cậy; trong nhiều năm nhà trường được công nhận là trường tiên tiến, chất lượng đội ngũ mũi nhọn GVG, HSG được công nhận cấp huyện, cấp tỉnh. Công đoàn, đoàn đội được công nhận vững mạnh. Nhà trường được công nhận cơ quan văn hoá. Trường được công nhận là đạt phổ cập THCS nhiều năm liền. Được UBND huyện tặng giầy khen: Tập thể tiêu biểu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2.1.2. Điểm hạn chế.

- Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:

Chưa phát huy hết tiềm năng của cán bộ công nhân viên chức lao động trong tập thể trường. Kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động của Ban giám hiệu chưa nhiều. Đánh giá chất lượng chuyên môn và các hoạt động giáo dục của giáo viên còn  mang tính động viên, chưa thực chất.

- Đội ngũ giáo viên, nhân viên:

Công việc đánh giá giáo viên còn mang tính động viên. Kiểm tra chưa chặt chẽ. Một số giáo viên chưa đáp ứng theo yêu cầu giảng dạy nhất là về việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

- Chất lượng học sinh: Học sinh có học lực TB và yếu còn nhiều, ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt. Chất lượng đại trà chưa cao, chất lượng mũi nhọn của một số môn còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, hiện đại. Thiết bị dạy học thiếu và xuống cấp;    Các phòng làm việc của giáo viên, y tế , bảo vệ,... có để phục vụ dạy học song còn hạn chế .

Khuôn viên nhà trường chưa được quy hoạch, chưa đủ các công trình phụ trợ.

2.2. Môi trường bên ngoài:

2.2.1. Thời cơ.

        - Dưới sự lãnh đạo của Đảng tình hình kinh tế - xã hội của địa phương đã có những bước phát triển ổn định, đời sống người dân đã có những cải thiện đáng kể.

          - Trường được sự quan tâm của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Ninh Giang, được sự giúp đỡ của các đơn vị doanh nghiệp

- Trường được giao cho sứ mạng là hoàn thành công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia trong nhiệm kì 2015 - 2020 (đã được thể hiện trong nghị quyết đại hội Đảng bộ địa phương).

- Công tác xã hội hoá giáo dục, đã có nhiều chuyển biến tích cực, cấp ủy và chính quyền địa phương quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Gia đình - xã hội đã nêu cao cộng đồng trách nhiệm trong công tác giáo dục con, em mình.

- Nhà trường luôn được sự tín nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh .

- Học sinh chăm ngoan, có nền nếp, kỷ cương, trường lớp luôn khang trang, xanh – sạch – đẹp.

- Xu thế phát triển giáo dục và nhu cầu về chất lượng ngày càng cao.

2.2.2. Thách thức.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Việc ứng dụng CNTT của cán bộ giáo viên chưa cao chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục.

- Mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục. Bồi dưỡng kỹ năng sống cho học sinh là một nhiệm vụ khó khăn.

- Nâng cao trách nhiệm của giáo dục gia đình đối với học tập và rèn luyện của học sinh.

- Trang thiết bị, các yêu cầu cần thiết cho giáo dục cũng là một trong những khó khăn lớn của nhà trường.

- Sự cạnh tranh của các trường trong huyện về thu hút đầu vào, chất lượng đầu ra ngày càng tăng.

2.3. Các vấn đề chiến lược:

2.3.1.  Danh mục các vấn đề chiến lược:

- Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng vững chắc, trang bị thiết bị trong nhà trường đảm bảo trên mức tối thiểu.

- Chất lượng đội ngũ giáo viên: Cần nâng cao chất lượng trên chuẩn để làm bàn đạp nâng cao chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh việc tự học, tự bồi dưỡng đặc biệt là CNTT và trình độ ngoại ngữ.

- Chất lượng quản lý: Cần nâng cao chất lượng của công tác quản lý, tăng cường tự học để tích lũy kinh nghiệm. Tăng cường công tác tham mưu để làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục.

2.3.2. Nguyên nhân của vấn đề:

- Xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng vững chắc làm tiền đề để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ chính là nâng cao hiệu quả đào tạo.

- Nâng cao chất lượng quản lý là sợi dây gắn kết ba môi trường giáo dục: Gia đình - nhà trường - xã hội, cũng là tận dụng những cơ hội để giải quyết những thử thách mà nhà trường đang gặp phải.

3. Xác định các vấn đề ưu tiên:

- Xây dựng văn hóa nhà trường gắn với lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2015 – 2020. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng quang cảnh trường đảm bảo môi trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn và thân thiện.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân viên. Ứng dụng CNTT trong dạy - học và công tác quản lý. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nâng cao chất lượng và số lượng các giải học sinh giỏi. Đổi mới công tác giáo dục đạo đức, tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Phát huy, bảo tồn và giữ gìn nét văn hoá bản sắc của dân tộc.

- Đổi mới công tác quản lý, áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường. Đánh giá giáo viên và Hiệu trưởng theo thang chuẩn. Tự đánh giá cơ sở giáo dục tiến tới đăng ký đánh giá ngoài.

 

II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC:

1. Tầm nhìn:

Trường THCS Kiến Quốc  là một trường chuẩn mực và năng động, nơi học sinh và giáo viên luôn có khát vọng vươn lên, có tư duy độc lập và sáng tạo. Là một môi trường được cha mẹ học sinh tin cậy và học sinh lựa chọn để rèn luyện.

2. Sứ mệnh:

Tạo dựng được môi trường giáo dục thân thiện, kỷ cương, chất lượng cao để học sinh phát triển toàn diện, có kĩ năng sống, biết sáng tạo, có năng lực tư duy thích ứng trong mọi môi trường học tập và công tác.

3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:

- Tình đoàn kết

- Tính hợp tác

- Tính sáng tạo

- Tinh thần trách nhiệm

- Lòng nhân ái

- Lòng tự trọng

- Lòng bao dung

- Khát vọng vươn lên

4. Phương châm hành động:

“Chất lượng giáo dục là thương hiệu của nhà trường

Tư duy giáo dục sáng tạo, đón đầu nhu cầu xã hội

Trường học thân thiện, học sinh tích cực luôn là đích hường tới”

 

III. CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC:

  1. Các mục tiêu tổng quát:
    1. Mục tiêu ngắn hạn:( đạt tiêu chuẩn chất lượng):

- Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm nền tảng để đổi mới PPDH nâng cao chất lượng giáo dục.

- Đến năm 2013 tỷ lệ giáo viên, nhân viên có trình độ trên chuẩn bằng mặt bằng của huyện. Không có cán bộ, giáo viên và nhân viên vi phạm pháp luật, các tiêu chuẩn về đạo đức nhà giáo do Bộ GD&ĐT quy định. 100% cán bộ giáo viên, nhân viên biết sử dụng hiệu quả máy vi tính, 50% khai thác sử dụng hiệu quả mạng Internet vào dạy học và quản lý giáo dục.

- Đến năm 2015 nhà trường hoàn thành tự đánh giá cơ sở giáo dục, được công nhận đạt cấp độ 2. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng mũi nhọn. 100% khai thác sử dụng hiệu quả mạng Internet vào dạy học và quản lý giáo dục.

 

1.2. Mục tiêu trung hạn:

- Đến tháng 5 năm 2016, trường được công nhận trường chuẩn Quốc gia năm 2016 giai đoạn 2015 - 2020 với cơ sở vật chất khang trang. Môi trường được nhà trường và các lực lượng giáo dục chung tay xây dựng khang trang, thân thiện, an toàn lành mạnh.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng mũi nhọn. 100% cán bộ giáo viên nhân viên khai thác hiệu quả CNTT vào dạy học và quản lý giáo dục. Sử dụng thành thạo việc ứng dụng các phần mềm vào dạy và học. Không có cán bộ, giáo viên và nhân viên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo.

- Bước đầu khẳng định về chất lượng giáo dục, thương hiệu của nhà trường ở cấp huyện. Hoàn thiện hồ sơ tự đánh giá để đề nghị đánh giá ngoài cơ sở giáo dục ở mức độ 3.

1.3. Mục tiêu dài hạn: ( Khẳng định thương hiệu)

- Đến năm 2020, tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng cho giáo dục phù hợp với điều kiện của xã hội.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Khẳng định về chất lượng giáo dục, thương hiệu của nhà trường trong cấp tỉnh. Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

- Phấn đấu 100% cán bộ giáo viên, nhân viên khai thác hiệu quả CNTT vào giảng dạy hiệu quả công tác giáo dục, sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học hiện đại. Phát huy hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện.

2. Các mục tiêu cụ thể:

2.1. Xây dựng các tổ chức, đội ngũ cán bộ, giáo viên.

- Xây dựng nhà trường, các tổ chức trong nhà trường đạt các tiêu chuẩn đề ra:

+ Trường đạt Tập thể lao động tiên tiến. Trường đạt tiêu chuẩn “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Xây dựng và giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia. Xây dựng nhà trường đảm bảo mức 3 của đoàn đánh giá ngoài.

+ Công đoàn đạt: Vững mạnh xuất sắc.

+ Đoàn, Đội đạt: Vững mạnh xuất sắc cấp huyện.

- Xây dựng độ ngũ giáo viên đồng bộ cả về số lượng và cơ cấu; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học ngoại ngữ cơ bản có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết với nghề nghiệp, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 100% GV đạt loại khá trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Chuẩn hiệu trưởng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Chú trọng các biện pháp bồi dưỡng thường xuyên GV dưới nhiều hình thức khác nhau. Phát hiện và bồi dưỡng các GV trẻ, có năng lực nhiệt tình làm đội ngũ nòng cốt trong việc phát triển chuyên môn. Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 60%. Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp trường trên 70%, cấp huyện trên 30%, cấp tỉnh trên 5% tỷ lệ giáo viên đứng lớp. 100% giáo viên sử dụng thành thạo CNTT. Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 40% (100% các tiết hội giảng có sử dụng CNTT) . Có 85% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ Đại học ( vào năm 2015).

- Hằng năm đạt các danh hiệu thi đua: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên 20 %, Lao động tiên tiến 70% trở lên.

2.2. Học sinh

- Qui mô:   Lớp - học sinh/ năm học

Năm học

Tổng số HS

Số lớp

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Ghi chú

2010- 2011

298

10

2

3

2

3

 

2011- 2012

294

10

3

2

3

2

 

2012 - 2013

293

10

2

3

2

3

 

2013 - 2014

285

9

2

2

3

2

 

2014 - 2015

289

10

3

2

3

2

 

2015- 2016

295

10

3

3

2

2

 

2016-2017

301

10

2

3

3

2

 

2017 - 2018

310

10

2

2

3

3

 

2018 - 2019

341

10

3

2

2

3

 

2019 - 2020

375

10

3

3

2

2

 

- Chất lượng học tập:

+ Trên 50% học lực khá, giỏi (15% học lực giỏi)

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 3% không có học sinh kém. Lưu ban không quá 2%

+ Trúng tuyển vào các trường THPT ở lớp 10 đạt trên 80 %.

+ Thi học sinh giỏi cấp tỉnh đối với 8 môn lớp 9 hằng năm: 01 giải trở lên. Học sinh được trang bị đảm bảo các kỹ năng sống theo quy định

+ Xét TN THCS đạt trên 98% hằng năm

- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.

+ Chất lượng đạo đức: có trên 98% hạnh kiểm khá, tốt.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện. Không có học sinh mắc các tệ nạn xã hội.

2.3. Cơ sở vật chất:

- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”

-  Nhà trường tham mưu với địa phương trang bị hệ thống cơ sở vật chất, trang bị  dạy học đảm bảo đủ điều kiện được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2016 giai đoạn 2015 - 2020

- Phòng bộ môn được nâng cấp theo hướng hiện đại hóa, được trang thiết bị dạy học hiện đại hóa cao. Phòng thư viện mở rộng diện tích, tiếp tục đầu tư thêm sách báo, thiết bị dạy học hiệu quả. Phòng thiết bị đồ dùng: mở rộng diện tích, phấn đấu xây kho, phòng thiết bị đồ dùng

          - Xây dựng nhà vệ sinh sạch sẽ theo quy định đạt chuẩn .

 

 

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC:

          1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh:

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. Đổi mới PPDH và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng giáo dục. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp cho học sinh nắm được những kỹ năng sống cơ bản.

         Người phụ trách: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổng phụ trách đội, tổ trưởng chuyênmôn, giáo viên.

          2. Xây dựng và phát triển đội ngũ:

Xây dựng đội ngũ đủ về cơ cấu, đảm bảo về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học và ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Người phụ trách: Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng chuyên môn.

3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.

Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, thường xuyên, lâu dài.

Người phụ trách: Phó hiệu trưởng, kế toán, nhân viên thiết bị, cán bộ thư viên.

4. Ứng dụng CNTT:

Triển khai sâu rộng việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho dữ liệu điện tử dùng chung, phát triển CNTT vào các hoạt động của nhà trường nhằm phát huy hết các ứng dụng của nó vào dạy và học, quản lý giáo dục. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực tự học tự bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng CNTT vào dạy và học. Tăng cường việc khai thác thông tin của cán bộ giáo viên, học sinh và CMHS.

Người phụ trách: Phó hiệu trưởng, Giáo viên tin học.

5. Phối hợp các lực lượng giáo dục:

Phối hợp tốt với các lực lượng trong nhà trường. Xây dựng nhà trường văn hóa, thực hiện tốt quy chế dân chủ, tăng cường chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên và nhân viên. Phát huy hiệu quả các hội đồng, các tổ chức trong nhà trường để làm tốt hơn công tác tư vấn của các tổ chức cho Hiệu trưởng trong công tác lãnh đạo, quản lý.

Phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để huy động nguồn lực của các cá nhân, tập thể tham gia vào việc xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường. Nhằm làm tốt hơn công tác xã hội hóa giáo dục. Tăng cường công tác tham mưu, tranh thủ sự chỉ đạo của cấp trên và địa phương trong việc tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường.

Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Ban đại diện CMHS.

6. Đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý và tổ chức cán bộ:

Chỉ thị 40/CT-TW của ban bí thư Trung ương Đảng về “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” được coi là khâu then chốt quyết định đến sự thành công của một trường học, vì vậy đòi hỏi cần có các yếu tố sau:

6.1. Phẩm chất đạo đức, tác phong của CBQL:

Cán bộ quản lý (Từ tổ phó chuyên môn trở lên, trưởng các bộ phận, các ban, các đoàn thể) phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành nghiêm túc các chủ trương của Đảng, của chi bộ, pháp luật của nhà nước, quy định của ngành và của trường, có tầm nhìn rộng, có tâm, có tầm, có đức và có tài; giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; Có biện pháp chỉ đạo, lãnh đạo xây dựng đội ngũ, thu hút người tài, sử dụng đội ngũ có hiệu quả…có tác phong làm việc công nghiệp và khoa học, biết đón đầu trong mọi công việc. CBQL phải là người không vụ lợi, không vì lợi ích cá nhân mà bỏ mặc lợi ích tập thể.

6.2. Xây dựng hệ thống các quy định: Tiến tới xây dựng hệ thống các văn bản, các quy chế-quy định-nội quy… của cơ quan với yêu cầu: Các quy định phải hợp chuẩn theo thông tư số 12/TT-BGD&ĐT ngày 12/5/2009 về ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS, phù hợp với các văn bản pháp luật; Quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và từng cá nhân, tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở. Xây dựng hệ thống các quy trình làm việc nhằm tránh tình trạng thiếu sót khi thực hiện.

Tổ chức cho tổ văn phòng xây dựng kế hoạch tác nghiệp cho toàn năm.

Xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm của nhà trường như: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy định sử dụng tài sản công, quy định sử dụng email và Internet, quy định xếp loại công chức, viên chức, xếp loại giáo viên, quy trình đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh, quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học

6.3. Kiện toàn cơ cấu tổ chức trong nhà trường:

Thành lập, củng cố các bộ phận Thư viện- thiết bị; Bộ phận Tài vụ; Bộ phận chuyên môn, Bộ phận kiểm định, bộ phận CNTT.

Thành lập các ban và các hội đồng tư vấn như: Hội đồng trường, Hội đồng sư phạm, Ban tuyển sinh, Ban kiểm tra,  Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật và một số các ban khác. Tất cả các ban, các hội đồng đều phải có quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động, có báo cáo sơ kết, tổng kết…

6.4. Tăng cường chỉ đạo công tác văn thư- lưu trữ, tài chính, tài sản:

6.4.1. Văn thư lưu trữ:

a). Người phụ trách văn thư lưu trữ: Ngoài các quy định về phẩm chất chính trị, lối sống còn đòi hỏi: Tính kiên trì, cẩn thận, khoa học, nhanh nhẹn, hoạt bát, thạo về tin học… Phụ trách văn thư lưu trữ phải có tầm hiểu biết rộng, nắm được toàn bộ các hoạt động của nhà trường, nắm rõ pháp luật, quy định, quy chế, quy trình của mỗi đầu công việc nhằm tham mưu sớm, kịp thời cho Hiệu trưởng.

b). Với công tác văn thư lưu trữ:

Ban hành văn bản đúng thể thức, đúng quy trình. Mọi văn bản đều lưu trữ cẩn thận, dễ tìm, dễ kiểm tra, dễ tra cứu.

Lưu trữ hồ sơ đầy đủ (hồ sơ chuyên đề, hồ sơ học sinh, hồ sơ CB-CC-VC ). đảm bảo bí mật trong cơ quan nhà nước và theo quy định của Pháp luật.

Đảm bảo thông tin hai chiều thông suốt, nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Thông tin luôn được cập nhật thường xuyên. Xây dựng hệ thống lưu trữ khoa học.

Áp dụng phương pháp lưu trữ bằng các liên kết ngay trong máy tính, hoàn chỉnh các loại hồ sơ lưu trữ.

Xây dựng thư viện văn bản pháp quy sử dụng trong nhà trường và thư viện văn bản của nhà trường theo từng năm.

6.4.2. Tài chính: Công khai tài chính theo quy định của pháp luật, công khai trong mua sắm, minh bạch trong các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, kiểm kê, chi trả chế độ…

6.4.3. Tài sản:

Đảm bảo không để xảy ra tình trạng mất mát hư hỏng, phòng chống có hiệu quả cháy nổ và bảo đảm an toàn, an ninh trật tự.

Thanh lý tài sản phải công khai, minh bạch, đúng quy trình. Những tài sản còn sử dụng được cần tận dụng tu sửa kịp thời để đưa vào sử dụng.

6.5. Chỉ đạo chặt chẽ công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm:

Hoàn thiện các văn bản, các kế hoạch, các quy định về công tác này với phương châm: giáo dục là chủ yếu, ngăn ngừa là quan trọng.

Thực hành tiết kiệm trong chi tiêu, trong sử dụng tài sản, trong việc sử dụng điện, máy móc và các thiết bị khác. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên như nước, tài nguyên công nghệ thông tin...

Người phụ trách: Chi bộ, Ban giám hiệu.

7. Xây dựng trường học văn hóa an toàn:

Quy hoạch các khu vực để bồn hoa, cây cảnh, đảm bảo có tính thẩm mỹ; đầu tư hệ thống tưới cây.

Thường xuyên tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh trường lớp. Xây dựng phòng truyền thống, phòng đội TNTP Hồ Chí Minh.

Đảm bảo mọi đồ dùng, thiết bị đều gọn gàng, có tính thẩm mỹ, sạch sẽ, ngăn nắp.

Mọi chỗ, mọi nơi đều phải có khẩu hiệu giáo dục, xây dựng nội quy tất cả các phòng (kể cả nhà vệ sinh và nhà để xe…)

Tổ chức lựa chọn đồng phục của học sinh và giáo viên với yêu cầu: rẻ, tiết kiệm, phù hợp với sứ mệnh của nhà trường.

Người phụ trách: Chi bộ, Ban giám hiệu.

8. Xây dựng thương hiệu:

Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường thông qua chất lượng giáo dục. Xác lập trọng trách xây dựng tín nhiệm, thương hiệu trong cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tình thần trách hiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

Người phụ trách: Tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh.

 

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược và tổ chức thực hiện:

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh, các tổ chức cá nhân có liên quan. Tổ chức công khai để tranh thủ sự tham gia ý kiến của các tập thể cá nhân nhằm xây dựng chiến lược sát thực khả thi, phù hợp mang lại hiệu quả cao.

Kế hoạch chiến lược của nhà trường được rà soát và điều chỉnh trong từng giai đoạn, từng năm học đảm bảo sát thực tế, phù hợp tình hình chính trị xã hội của địa phương. Xây dựng những mục tiêu phù hợp với nhà trường trong mỗi giai đoạn nhất định.

2 Trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân:

2.1. Đối với tập thể:

2.1.1. Chi bộ:

Nghiên cứu, thảo luận ra nghị quyết xây dựng và thực hiện đối với chiến lược.

Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch.

2.1.2. Hội đồng trường:

Quyết nghị về mục tiêu chiến lược, lên kế hoạch phát triển nhà trường. Xây dựng kế hoạch làm tốt công tác huy động các lực lượng và nguồn lực tham gia công tác xây dựng nhà trường.

Quyết nghị các biên bản rà soát và điều chỉnh nội dung chiến lược đảm bảo phù hợp với nhà trường trong từng năm học.

2.1.3. Công đoàn:

 Tuyên truyền kế haoạch chiến lược tới các đoàn viên công đoàn của nhà trường.

Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; cùng Hiệu trưởng cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống CNVC, NLĐ.

Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, đảm bảo việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tổ chức vận động CNVC, NLĐ trong cơ quan đơn vị đoàn kết, gắn bó; tổ chức thi đua, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức lao động; tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

2.1.4. Chi đoàn và Liên đội nhà trường.

Tổ chức đoàn viên, đội viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đi đầu gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ đặc biệt là nội dung nâng cao chất lượng đoàn viên giáo viên, tăng cường ứng dụng CNTT. Chi đoàn chỉ đạo Liên đội tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đội viên nhăm góp phần thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.

Chi đoàn xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức và nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp đoàn viên giáo viên tạo môi trường, điều kiện thuận lợi trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện của Liên đội. Tổ chức các hoạt động VHVN, TDTT, các hoạt động để giáo dục và rèn kỹ năng sống cho học sinh.

 

2.2. Đối với cá nhân:

2.2.1 Hiệu trưởng:  Phối hợp xây dựng chiến lược. Thông qua Hội đồng trường để quyết nghị thực hiện. Tổ chức triển khai kế hoạch chiến lược tới từng tổ chức, cán bộ, giáo viên, nhân viên. Phối hợp lãnh đạo chỉ đạo, kiểm tra đánh gía giám sát thực hiện kế hoạch chiến lược. Phối hợp rà soát điều chỉnh chiến lược cho phù hợp với điều kiện của địa phương và nhà trường.

2.2.2  Phó hiệu trưởng:  Tổ chức thông qua Hội đồng trường để quyết nghị chiến lược. Theo nhiệm vụ được phân công tổ chức triển khai từng mảng công việc được giao. Tham gia kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện; tham gia đánh giá điều chỉnh nội dung chiến lược phù hợp với từng thời điểm nhằm mang lại hiệu quả cao.

2.2.3. Ban chấp hành công đoàn:  Phối hợp xây dựng chiến lược, tổ chức công khai chiến lược và thực hiện tiếp thu ý kiến đóng góp của cá nhân tập thể hoàn thiện kế hoạch chiến lược. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện, tham gia rà soát điều chỉnh nội dung phù hợp với địa phương và nhà trường.

2.2.4. Tổ trưởng chuyên môn:  Tham gia xây dựng chiến lược. Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch các các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các biện pháp giải quyết kịp thời.

2.2.5. Đối với cá nhân giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

 

VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Bản chiến lược là căn cứ pháp lý để tất cả các bộ phận các đoàn thể, tổ chuyên môn, các cá nhân xây dựng kế hoạch hàng năm; Đồng thời đây cũng là cơ sở để đánh giá xếp loại công chức, viên chức mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là cơ sở để CBVC- NLĐ đối chiếu với toàn bộ các công việc của mình từ đó mỗi CBVC- NLĐ rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

2. Hàng năm, Hiệu trưởng xây dựng KH năm học dựa trên chiến lược này, khi có sự điều chỉnh cần thông qua hội đồng trường, thông qua ban chỉ đạo thực hiện chiến lược và phổ biến công khai trong hội đồng sư phạm.

3. Mỗi CBVC- NLĐ, các bộ phận, các đoàn thể, các tổ chuyên môn đều phải có bản tự đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, đề ra giải pháp cho những năm sau.

 

VII. KẾT LUẬN

Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo nghị quyết TW 2 khóa VIII lãnh đạo và quản lý trường phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế hội nhập, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên của  trường THCS Kiến Quốc cần tập trung vào những yêu cầu sau:

Có nhận thức sâu sắc và đầy đủ về cuộc cách mạng KHKT trên thế giới đang phát triển với những bước tiến nhảy vọt, đưa loài người chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin.

Phát triển kinh tế tri thức là vấn đề mấu chốt để phát triển kinh tế - xã hội đưa đất nước ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội theo hướng CNH - HĐH.

Từ các yêu cầu trên, dẫn đến những yêu cầu mới mẫu hình nhân cách người lao động mới, đòi hỏi chất lượng và hiệu quả giáo dục ngày càng cao. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường đóng vai trò quan trọng là yếu tố mang tính đột phá quyết định đến chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Vì vậy, trường THCS Kiến Quốc quyết tâm “vượt khó” để xây dựng nhà trường trở thành nơi đặt “niềm tin” của mọi thế hệ học sinh, thực hiện thành công chiến lược này.

Trên đây là văn bản chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Kiến Quốc giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Văn bản đã được thông qua toàn thể hội đồng sư phạm được sự đóng góp ý kiến và hoàn thiện kế hoạch và thông qua Hội đồng trường ra quyết nghị thực hiện trong nhà trường THCS Kiến Quốc từ ngày thông qua. Mọi thành viên trong nhà trường đều có trách nhiệm thực hiện văn bản này.

 

Nơi nhận                                                                                    HIỆU TRƯỞNG

- PGD&ĐT Ninh Giang.

- Đảng uỷ, HĐND, UBND      Để báo cáo

xã Kiến Quốc.

- Các đoàn thể trong nhà trường.     Để thực hiện

- Các thành viên trong nhà trường

                                                                             Nguyễn Thị Quất

 

 

PHÊ DUYỆT CỦA

PHÒNG GD&ĐT NINH GIANG

 

PHÊ DUYỆT CỦA UBND

KIẾN QUỐC

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoạt động ngoại khóa chào mừng 88 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2019) ... Cập nhật lúc : 15 giờ 55 phút - Ngày 15 tháng 11 năm 2019
Xem chi tiết
Hội khoẻ Phù Đổng được tổ chức nhằm tôn vinh giá trị thể thao, tinh thần hăng say rèn luyện sức khỏe của học sinh các cấp. Hội thi góp phần tích cực vào việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ phá ... Cập nhật lúc : 9 giờ 13 phút - Ngày 12 tháng 1 năm 2019
Xem chi tiết
Tháng 11 lại về trong không khí hân hoan của cả nước hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng tôn vinh công lao cao cả của các thế hệ nhà giáo. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 28 phút - Ngày 6 tháng 12 năm 2018
Xem chi tiết
Ngày 11/11/2018, cựu học sinh trường THCS Kiến Quốc, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương niên khóa 1984 -1993 ( sinh năm 1978) tổ chức Lế kỉ niệm 25 năm ngày ra trường và tri ân ... Cập nhật lúc : 15 giờ 30 phút - Ngày 6 tháng 12 năm 2018
Xem chi tiết
Hòa chung với không khí tưng bừng phấn khởi của học sinh cả nước trong ngày khai trường, thầy và trò trường THCS Kiến Quốc tưng bừng chào đón năm học mới. ... Cập nhật lúc : 11 giờ 1 phút - Ngày 3 tháng 11 năm 2018
Xem chi tiết
Hoạt động ngoại khóa chào mừng 87 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2018) ... Cập nhật lúc : 10 giờ 19 phút - Ngày 7 tháng 4 năm 2018
Xem chi tiết
Chiến lược phát triển Trường THCS Kiến Quốc giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 ... Cập nhật lúc : 21 giờ 28 phút - Ngày 10 tháng 11 năm 2015
Xem chi tiết
Hòa trong không khí vui tuơi, phấn khởi cùng đồng bào cả nước kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 02/9, đồng thời chào mừng thành công rực rỡ của Đại hội Đảng bộ huyện Ninh Gian ... Cập nhật lúc : 10 giờ 49 phút - Ngày 7 tháng 9 năm 2015
Xem chi tiết
Đúng 14h ngày 3 tháng 9 năm 2015 Liên Đội trường THCS Kiến Quốc long trọng tổ chức ĐH ... Cập nhật lúc : 21 giờ 27 phút - Ngày 4 tháng 9 năm 2015
Xem chi tiết
Cuộc thi "Rung chuông vàng" là một sân chơi bổ ích cho HS.Từ năm học 2007-2008 nhà trường đã tổ chức cho các em, đây là một hoạt động không thể thiếu trong mỗi năm học ... Cập nhật lúc : 20 giờ 43 phút - Ngày 21 tháng 9 năm 2015
Xem chi tiết
12